Nhiều trường hợp bị chó cắn, thậm chí dẫn đến tử vong đã được báo chí phản ánh khiến nhiều người lo lắng khi gặp đàn chó dữ. Vết chó cắn không chỉ đơn giản khiến bạn đau đớn hay chảy máu mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng. Vậy khi bị chó cắn, cào vào chân có sao không, có phải bị dại không? Cùng theo dõi phân tích dưới đây để có cách ứng phó hiệu quả nhé!
Phân loại mức độ cắn
Thông thường, vết chó cắn sẽ được phân thành 5 mức độ nặng nhẹ khác nhau như sau:
- Cấp độ 1: Răng chó không chạm vào da
- Độ 2: Răng chó chạm vào da nhưng da không bị trầy xước, chảy máu hoặc rách.
- Độ 3: Có từ 1 đến 4 vết thương hở trên da.
- Độ 4: Có một vết cắn, từ 1 đến 4 vết thương hở, trong đó có ít nhất một vết đâm sâu
- Độ 5: Nhiều vết cắn, kể cả vết thương đâm sâu. Trong trường hợp này, con chó thường tấn công dữ dội.
Bị chó cắn xước nhẹ ở chân có sao không?
Chó cắn chỉ xây xát nhẹ sẽ thuộc trường hợp không phải tiêm mà chỉ cần theo dõi con vật trong 15 ngày.
Dưới đây là những trường hợp bác sĩ sẽ không tiêm mà hướng dẫn bệnh nhân theo dõi con vật trong 15 ngày:
- Vết cắn nhẹ, xa não.
- Con vật vẫn sống khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường
- Không phát hiện bệnh dại trên đàn vật nuôi quanh khu vực.
Nhiều trường hợp bị chó cắn nhưng có quần bò bảo vệ, vẫn có thể có vết trầy xước trên da nhưng chưa đến mức nguy hiểm cần tiêm vì không bị nhiễm virus. Trong thời gian 15 ngày theo dõi, nếu thấy gia súc ốm, chết, bỏ ăn, xuất bán, mất tích hoặc giết thịt cần đến cơ sở y tế để khám và tiêm. Nếu sau 15 ngày, con vật vẫn sống khỏe mạnh thì bạn có thể yên tâm.
Sơ cứu khi bị chó cắn chảy máu
Khi bị chó cắn, răng cửa của chúng sẽ chạm vào mô thịt và những chiếc răng nhỏ hơn, sắc hơn có thể xé da, khiến người bị cắn có vết thương hở và lởm chởm. Nếu không được xử lý kịp thời để vết thương bị nhiễm trùng, tình trạng sẽ nguy hiểm hơn. Vì vậy, khi bị chó cắn, bạn nên sơ cứu ngay vết thương, tránh để lâu sẽ rất dễ bị nhiễm trùng.
- Nhanh chóng kiểm tra vết thương. Nếu vết thương không chảy máu, hãy nhanh chóng rửa kỹ vùng bị cắn bằng xà phòng và nước ấm. Nếu nhận thấy vết thương bị chảy máu, bạn cần dùng vải sạch băng vùng bị cắn cho đến khi máu ngừng chảy, sau đó bắt đầu rửa vết thương.
- Ấn nhẹ vào vùng da cạnh vết thương để lấy bớt máu, giúp loại bỏ vi trùng để tiến hành rửa vết thương
- Thoa đủ kem kháng sinh lên vùng bị thương
- Dùng băng vô trùng quấn vài lần để bịt kín vết thương
Nâng cao chân, cánh tay hoặc vùng bị thương cao hơn tim để tránh sưng tấy và ngăn ngừa nhiễm trùng
Trường hợp vết thương của bạn ở mức độ nhẹ như độ 1, 2, 3 ở trên thì bạn có thể tự xử lý tại nhà bằng cách rửa vết thương hàng ngày, theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng và con vật.
Mặc dù có thể sơ cứu tại nhà an toàn nhưng tốt hơn hết mọi người nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám toàn diện về tình trạng vết thương cũng như được tư vấn cách điều trị hiệu quả hơn.
Điều quan trọng là phải yêu cầu chủ sở hữu của động vật cung cấp hồ sơ tiêm phòng khi bị cắn. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán và quyết định phương pháp điều trị tiếp theo cho bạn.
Các trường hợp bị chó cắn cần đi gặp bác sĩ ngay
Bạn có thể không cần gặp bác sĩ nếu vết thương nhẹ và được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, sau khi thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà và có các triệu chứng sau, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
- Chảy máu nhiều, lấy khăn lau không cầm được
- Vết cắn nghiêm trọng làm lộ xương, gân hoặc cơ
- Có cơn đau dữ dội khi bị cắn
- Mất các chức năng như không thể uốn cong hoặc cử động các ngón tay
- Có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, đỏ, nóng
- Bị sốt cao hoặc cảm thấy yếu, thậm chí ngất xỉu
- Từ vết thương chảy mủ vàng và có mùi hôi.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ bị chó cắn, cào vào chân có sao không. Bạn có thể sơ cứu cơ bản tại nhà vì đây là vết cắn nhẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất. Nhớ cẩn thận và bảo vệ bản thân khi ra ngoài nhé!