Là những người thường xuyên tham gia vào các cuộc nhậu, ắt hẳn chúng ta đều phải thừa nhận rằng “dù bạn có tửu lượng mạnh tới đâu, nôn mửa luôn là nỗi ám ảnh kinh niên sau mỗi cuộc nhậu”. Không những thế, nôn nhiều và liên tục dẫn tới rối loạn nước điện giải hoặc xước niêm mạc dạ dày ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Với 08 mẹo chữa buồn nôn say rượu mà Thuoc365.com.vn chia sẻ chắc chắn sẽ giúp bạn xốc lại tinh thần sau những cơn say.
Nguyên nhân gây buồn nôn sau những cơn say
Nôn bản chất là một phản ứng có lợi của cơ thể giúp tống xuất những chất gây hại ra bên ngoài. Nên khi sử dụng lượng bia rượu quá mức, gan không thể chuyển hóa hết Acetaldehyde thì lượng dư thừa sẽ kích thích cơ thể gây nôn. Ngoài ra, rượu bia có khả năng kích ứng dạ dày hoạt động quá mức dẫn tới nôn liên tục hoặc nặng hơn là nôn nhiều ngày sau đó.
Nôn sẽ giảm khi dạ dày trở lại quy chế hoạt động bình thường hay nói cách khác là cơ thể đã đào thải gần như toàn bộ các chất độc ra bên ngoài. Chính vì vậy, khi say bạn nên để nôn một cách tự nhiên. Tuy nhiên nếu nôn quá nhiều và thường khi đã nôn hết phần thức ăn trong dạ dày, người say vẫn tiếp tục nôn khan, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nên việc áp dụng các biện pháp chữa buồn nôn say rượu lúc này mới là hợp lý.
Những mẹo chữa buồn nôn say rượu hiệu quả
Hãy uống nhiều nước lọc
Cảm giác khát và khô họng khi say đến từ việc rượu làm hệ thống tiêu hóa nóng và háo nước, tăng nhanh khả năng thẩm thấu cồn vào thành mạch. Việc uống nước sẽ nhanh chóng làm loãng nồng độ cồn trong ruột và dạ dày. Từ đó làm giảm nhanh sự xâm nhập của rượu vào các mạch máu giúp cải thiện nhanh trạng thái buồn nôn. Đây là phương pháp nhanh và dễ thực hiện nhất bởi nước lọc luôn là thứ dễ dàng có trong mỗi gia đình
Trà quất và mật ong
Trà quất mật ong với hương vị thơm ngon cùng nhiều tác dụng tốt đối với sức khoẻ như bổ sung dưỡng chất, nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật, giải độc, làm mát cơ thể hiệu quả… từ lâu đã trở thành thức uống được rất nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt với khả năng thanh lọc, giải độc, phục hồi thể trạng cực kỳ tốt khiến trà quất mật ong là lựa chọn hàng đầu trong việc giải rượu và giảm nhanh các triệu chứng của say rượu như buồn nôn, đau đầu…
Chuẩn bị nguyên liệu
– Lá chè xanh: 100g, bạn cũng có thể sử dụng trà túi lọc atiso, trà lipton, trà xanh cho tiện dụng. Nhưng lá chè xanh tươi sẽ giúp cho cách pha chế món trà quất mật ong ngon hơn, tốt cho sức khoẻ hơn
– Quất tươi: 200g
– Mật ong: 150 ml
– ¼ thìa muối nhỏ
Cách pha chế
– Rửa sạch từng lá chè xanh, cho vào 1-2 lít nước đun sôi.
– Lọc lấy nước chè ( khoảng 300 ml).
– Chắt lấy nước từ quất tươi, thêm mật ong rồi cho vào lượng nước chè mới hãm.
– Sử dụng nóng sẽ tốt hơn vì lưu giữ được nguyên bản các khoáng chất tốt.
Chanh muối
Nước chanh muối có tính kiềm nên sẽ nhanh chóng trung hòa axit trong rượu. Đồng thời lượng vitamin và muối sẽ giúp kích thích dạ dày, hỗ trợ nhanh quá trình tiêu hóa lượng cồn trong khoang chứa. Chanh chứa các thành phần giúp lợi tiểu, làm sạch đường ruột, cung cấp chất bổ cho gan để đào thải độc tố…
Vì vậy uống nước chanh khi say rượu sẽ giúp cơ thể đào thải độc tố, đào thải cồn ra ngoài nhanh hơn thông qua việc đi tiểu.Từ đó làm giảm nhanh các triệu chứng buồn nôn, chóng mặt. Tuy nhiên không nên dùng khi bụng đói sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
Cách chuẩn bị và pha chế:
– 1 thìa đường, ¼ thìa muối, 250ml nước ấm (khoảng 40 độ C)
– 1 quả chanh tươi
– Cho muối, đường vào nước khuấy đều cho tan hết
– Cắt và chắt nước quả chanh, lọc bỏ hạt rồi cho vào hỗn hợp nước vừa quấy
– Nên sử dụng liền vì để lâu sẽ đắng và giảm tác dụng
Gừng tươi
Gừng tươi còn được gọi là sinh khương, có vị cay, mùi thơm, tính hơi ấm, tác động vào kinh tỳ vị và phế. Người ta dùng gừng để tán hàn, ôn trung, giải biểu, ôn phế, hóa đàm, chỉ ấu, giải độc. Người bị say rượu thường có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Thành phần của gừng tươi có vị cay nên có công dụng giúp lưu thông mạch máu tốt hơn, giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa, chống say rượu từ đó làm hóa giải nhanh chóng chất cồn có trong cơ thể.
Nguyên liệu và pha chế:
– 60g gừng tươi
– ½ quả chanh
– 1 muỗng cà phê mật ong
– 1 cốc nước nóng
– Rửa sạch gừng tươi, thái mỏng hoặc giã
– Chắt lấy nước chanh rồi cho vào cốc nước đã chuẩn bị cùng với cà phê và mật ong rồi khuấy đều. Tiếp đến cho gừng vào, dùng nắp đậy kín trong vòng 7 đến 10 phút và uống ngay
Nước rau cần tây
Trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng như calcium, photpho, sắt. Quả chứa tinh dầu có mùi thơm limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích sự bài tiết, làm tăng lượng nước tiểu. Chính vì vậy nước ép từ rau cần mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng trong việc giảm nhanh các triệu chứng như buồn nôn, ói mữa
Các loại thảo mộc
Thảo mộc vốn nổi tiếng với công dụng thanh lọc cơ thể, đào thải nhanh những tạp chất có hại ra khỏi cơ thể. Vậy nên không có gì lạ khi chúng được người tiêu dùng ưa chuộng và xếp vào top những thực phẩm tốt cho cơn say. Khi sử dụng, thảo mộc làm ấm bụng, kiềm chế hoạt động quá mức của dạ dày từ đó làm giảm cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, thảo mộc cũng có nghĩa là tự nhiên nên bạn có thể an tâm khi sử dụng cho người say. Một số loại thảo mộc hay dùng như dầu hoa anh thảo, hạt tiểu hồi, vỏ cây liễu…Bạn có thể pha chế chúng giống như trà và ngon nhất khi sử dụng nóng.
Súp nóng
Sau cơn say, cơ thể cần nhất là năng lượng. Song việc sử dụng các thực phẩm dầu mỡ khiến tình trạng buồn nôn càng nặng nề hơn. Vậy nên sử dụng một chén súp nóng có thể giúp làm ấm bụng, trung hoàn lượng acid dịch vị tăng tiết do rượu bia, giảm nhanh cảm giác buồn nôn.
Khi chế biến súp, nên lựa chọn những thực phẩm dễ ăn, ít có mùi nặng để tránh kích thích gây nôn. Có thể kết hợp với các loại rau củ tươi để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tăng cảm giác ngon miệng khi sử dụng.
Nếu bạn là người thường xuyên phải sử dụng rượu bia, có thể là vì công việc hoặc đơn giản là những cuộc vui thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bởi rượu bia là nguyên nhân hàng đầu của các bệnh lý viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, viêm gan, xơ gan…